Những điều cần biết trước khi làm áo Merch by Amazon

Merch by Amazon là mỏ vàng chân chính với những người biết cách khai thác nó. Tuy nhiên để làm việc thuần thục, trước hết cần phải hiểu một vài khái niệm cơ bản của ông lớn này. Không như các ông lớn Teechip, Teespring,… có mẫu nào up mẫu đó, Merch có quy định của riêng họ. Tier này thì được up bao nhiêu áo, có sale thì được nhận bao nhiêu tiền, chỉ số xếp hạng cao thấp ra sao, làm sao để có sale – những điều này newbie mới làm ko khỏi thắc mắc. Vậy thì bài viết hôm nay sẽ tóm gọn cơ bản nhất những điều seller cần biết trước khi làm áo Merch.

Tier

Đăng ký tài khoản xong được Amazon phê duyệt, bạn sẽ bắt đầu bán áo ở tier 10. Tức là bạn chỉ được up tối đa 10 áo để bán, ko up quá 1 mẫu/ ngày.

Ở tier 10, bạn cần một số sale nhất nhất định để lên tier tiếp theo (tier 25). Bán được càng nhiều áo thì càng được lên tier cao, số lượng áo được up mỗi ngày cũng cao hơn. Cái này gọi là tier up, lên tier, thăng hạng.

mot-so-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-merch
Tier 25

Lên tier có gì mà quan trọng vậy? Bởi vì lên tier thì bạn được up nhiều mẫu áo hơn, hàng hóa phong phú hơn, khả năng tiếp cận khách  và bán được cũng cao hơn.

Vậy bán được áo thì bạn kiếm được bao nhiêu cho mỗi sale?

Amazon trả người bán một khoản phí bản quyền nhất định (royalties) cho mỗi sale. Khoản royalties cao thấp ra sao còn phụ thuộc mức giá bán ra của sản phẩm. Trung bình Amazon trả cho seller 25% giá cho dòng áo phông cơ bản. Nếu dùng cả chương trình Affiliate Amazon thì seller sẽ được trả thêm $1/ sale.

Làm sao để có sale?

Free traffic

Lượt tìm kiếm sản phẩm lên đến hàng triệu truy cập mỗi tháng thật sự là điểm cộng lớn của Amazon so với các đối thủ khác. Có lẽ bạn cũng nghe nhiều người nói cứ up design lên, thế nào khách cũng thấy và mua áo của mình, nhiều khách tìm kiếm vậy cơ mà. Tuy nhiên đời ko như là mơ. Với lượng áo Merch khổng lồ, chỉ một số ít hiện lên ở những trang đầu của kết quả tìm kiếm. Giả sử áo của bạn xếp tận trang 10 mà khách cùng lắm chỉ xem đến trang 4,5. Thế là xong, khách chả bao giờ thấy áo của bạn nói gì đến chuyện mua áo.

Vậy làm sao để áo bạn dễ dàng lọt top hơn? Khi mô tả sản phẩm càng gần với keyword tìm kiếm của khách thì khả năng hiển thị càng cao hơn. Vậy quan trọng nhất là thiết kế áo Merch như thế nào sẽ dễ có lượng free traffic cao, mấu chốt chính là ở chỗ này.

Quảng cáo trả tiền

Tương tự như Google, Amazon cũng có kênh quảng cáo riêng cho seller của họ. Quảng cáo này cho phép sản phẩm của bạn xuất hiện ngay đầu kết quả tìm kiếm, ở trên các sản phẩm ko chạy quảng cáo. Dịch vụ này giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu và ra sale hơn.  Để sử dụng dịch vụ quảng cáo của Amazon, bạn cần kiến thức về chu trình hoạt động AMS, cách tối ưu hóa quảng cáo.

mot-so-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-merch
Amazon Marketing Services

Bạn có thể đọc thêm các bài viết Bí kíp thành công với AMS, cách lập tài khoản AMScâch tối ưu hóa AMS để hiểu sâu hơn về dịch vụ này.

Chỉ số BSR

Bất kỳ áo nào có sale trên Amazon cũng được xếp hạng BSR (Amazon Best Sellers Rank). Xếp hạng này dựa theo số sale bán được và lịch sử bán hàng của sản phẩm tỏng tương quan với các sản phẩm khác cùng ngành hàng. Vậy nên BSR được cập nhật liên tục 2-3h/ lần. Một câu hỏi đặt ra là 1 sản phẩm như ảnh dưới tại sao được xếp hạng tới 4 lần khác nhau ở các mục? Nguyên nhân là để sản phẩm này có thể tiếp cận càng nhiều khách ở các niche nhỏ khác nhau. Như khi khách tìm áo trong mục thời trang cho nam hoặc nữ, sản phẩm có BSR càng nhỏ thì càng dễ leo top kết quả hiển thị.mot-vai-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-merch

Best Sellers RankBSR càng nhỏ thì mẫu áo càng bán chạy. Ví dụ: nếu BSR ở khoảng #2000 thì mẫu đó bán được 25-50 đơn/ ngày. Mẫu nào chưa ra sale thì chưa được xếp hạng. BSR là chỉ số quan trọng với seller Amazon, đặc biệt là khi muốn tận dụng nguồn free traffic khổng lồ của sàn thương mại điện tử này. Tuy vậy, do phải so sánh với các sản phẩm khác cùng ngành hàng, nên đôi khi chưa chắc áo của bạn sale cao mà BSR đã cải thiện đáng kể. BSR chỉ được cải thiện khi số lượng áo bán ra của bạn cao hơn hẳn đối thủ, chứ ko phải chỉ so với chính bạn.

Để hiểu sâu hơn về cách xếp hạng của Amazon, đọc thêm bài viết chi tiết tại đây.

Các cách kiếm tiền với Merch by Amazon

Seller Việt Nam

Đa phần anh em seller Việt Nam chơi nhiều account cùng lúc, phòng khi die acc này còn acc khác hỗ trợ. Thường thì mỗi acc sẽ tập trung vào một số trend hoặc niche nhất định, tuy sale ko quá cao nhưng gom lại cũng đủ sống. Một số seller khác bạo dạn hơn chơi cả Trademark, thu thật nhiều sale trước khi bay màu acc, nhờ vậy cũng có nguồn thu kha khá để nuôi acc sạch sau này.

vai-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-merch-by-amazon
Film designs

Seller nước ngoài

Trái ngược với anh em làm áo Merch Việt Nam, các seller nước ngoài ít đi lối tắt hơn. Lựa chọn chủ yếu là nuôi một account sạch ngay từ đầu. Đương nhiên tập trung vào niche sạch thì sale chậm và ít hơn hẳn Trademark, nhưng lại là cách xây dựng brand lâu dài chắc chắn, ko lo bay màu acc. Mỗi seller thường chỉ nuôi 1 acc, ko có nhiều acc dự phòng như seller Việt.

Design

Bán áo Merch cần có design up lên, vậy bạn kiếm nó ở đâu ra. Có 2 cách: tự design hoặc thuê ngoài. Nếu bạn mới tập tành bán áo, hoàn toàn có thể tự thiết kế. Có khá nhiều các video hướng dẫn design áo Merch ở Youtube để bạn học làm theo. Cách thứ hai là thuê ngoài để có design xịn chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên những design như thế nào thì cần thuê ngoài?

Có 3 loại design chính

  • Evergreen: câu quote và design chung chung về sở thích, đặc điểm,… ko hướng tới sự kiện gfi cụ thể. Mẫu này bán được quanh năm ko lo hết mùa.
mot-so-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-Merch
Evergreen design
  • Holidays: các thiết kế mang tính thời vụ, hướng tới một sự kiện cụ thể trong năm, bán đắt như tôm tươi trước dịp lễ 1-2 tháng
mot-so-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-merch
Holiday designs
  • Trends: các mẫu design chạy theo xu hướng như unicorn, sunflower,… Xu hướng thì cũng khó đoán trước, và khi xuất hiện thì nhà nhà nô nức làm ngập chợ Merch. Đi đâu cũng thấy mấy mẫu na ná giống nhau. Bán thì bán được ngay lúc đó, nhưng khi hết mốt thì design cũng chết theo. Vì vậy lời khuyên chân thành cho newbie bán áo là nên xây dựng tài khoản Merch bền vững với các mẫu Evergreen.
mot-so-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-merch
Trend designs

Bán áo theo niche

Áo Merch thường chia làm 2 mảng chính: theo niche hoặc theo thương hiệu. Nếu bạn đã có sẵn thương hiệu tên tuổi thì tốt rồi, hầu như design nào cũng bán được. Tuy nhiên, đa phần người bán áo Merch phải xây dựng thương hiệu từ đầu, vậy nên bán áo theo niche là lựa chọn phổ thông.

Niche là thuật ngữ chỉ ngách, là một sản phẩm hay dịch vụ hướng tới một phần nhỏ dân có sở thích hay đặc điểm riêng biệt nào đó.

Ví dụ: bạn dự định làm áo cho người yêu chó dog lovers. Trong đó có thể chọn Poodle owners làm 1 niche. Nếu bạn cần niche nhỏ hơn để chi tiết hóa thiết kế, có thể chia thành Poodle moms và Poodle dads. Lúc này bạn có thể định hướng thiết kế chi tiết như font text mềm mại nhẹ nhàng với các design cho nữ và font mạnh mẽ cứng cáp với các thiết kế dành cho nam.

mot-so-dieu-can-biet-truoc-khi-lam-merch
Poodle designs

Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết chọn niche nào cho phù hợp, có thể đọc thêm Hướng dẫn chọn niche làm áo Merch by Amazon hiệu quả.

Kết luận

Trên đây mình đã tổng hợp một số khái niệm và lưu ý cần thiết cho newbie làm Merch. Nếu còn thắc mắc hay ý kiến cần trao đổi hãy comment ngay dưới blog này. Mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo của mình.

No comments yet! You be the first to comment.

Add Comment:

Your email address will not be published.