Với những người làm MMO thì Dropshipping vốn ko còn là khái niệm xa lạ. Hiểu 1 cách tổng quát, dropshipping là dịch vụ mà bạn đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán để lấy chênh lệch giữa giá nhập và giá bán hàng. Hiện tại có ko ít người kinh doanh dropship trên Amazon, và cũng ko ít tài khoản bị khóa vì bán hàng kém chất lượng, nhận phản hồi ko tốt từ phái khách hàng. Liệu có giải pháp nào cho vấn đề này? Câu trả lời chính là FBA.
FBA là gì?
FBA (Fulfillment by Amazon) là dịch vụ hỗ trợ của Amazon mà trong đó hàng hóa của bạn được lưu trữ tại kho của Amazon, khi có đơn đặt hàng, trung tâm lưu trữ này sẽ tiếp nhận thông tin, đóng gói đơn hàng và vận chuyển đến khách hàng của bạn. Dịch vụ này làm đơn giản hóa quy trình bán hàng của bạn và tăng độ cạnh tranh của người bán trên thị trường.
Hiểu một cách đơn giản, FBA là 1 mô hình cao cấp hơn dropship, đòi hỏi vốn mua hàng, chi phí nhập hàng, lưu hàng tại kho FBA, 1 chút kiến thức SEO viết từ khóa đẩy rank sản phẩm. Khác với dropship, khi làm FBA, bạn cần trang bị kiến thức khá toàn diện về kinh doanh từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng, deal giá, ship hàng, tính toán lời lãi, quản lý hệ thống kinh doanh. Vậy nên trước tiên bạn cần học nắm vững kiến thức từ mô hình này.
Quy trình hoạt động
Quy trình hoạt động của Amazon FBA gồm 6 bước sau:
Bước 1: Thiết lập tài khoản
Tạo tài khoản bán hàng: đăng ký tài khoản người bán Seller Account trên trang Amazon.com và cài đặt các thông tin. Lưu ý là bạn nên dùng máy tính chưa từng đăng ký account Amazon để hạn chế rủi ro, thông tin đăng ký phải trùng khớp với hộ chiếu, thẻ căn cước, bằng lái xe, và có công chứng tiếng anh.
Đăng ký Payoneer: bạn sẽ được cấp 1 tài khoản ngân hàng tại Mỹ và 1 thẻ Debit Master card. Bạn sẽ nhận tiền từ Amazon qua tài khoản ngân hàng và rút tiền qua thẻ Debit Master card.
Bước 2: Tạo danh sách sản phẩm cho cửa hàng của bạn
Thêm sản phẩm vào catalog trên Amazon lần lượt, hàng loạt, hoặc bằng cách tích hợp phần mềm quản lý của hàng API với Amazon. Sản phẩm để bán trên FBA Amazon gồm 2 loại:
- Resell: bán sản phẩm có sẵn thương hiệu như kính rayban, sneaker Converse,…
- Private label: bán hàng với thương hiệu của riêng bạn. Ví dụ: bạn nhập đồ dùng gia đình từ 1688 nhưng logo, bao bì sản phẩm là của bạn.
Bước 3: Chuẩn bị sản phẩm
Alibaba và 1688 là 2 nguồn hàng phổ biến nhất của dân làm FBA hiện nay. Với trữ lượng hàng khổng lồ, giá cả hợp lý và đội support thành thạo tiếng Anh, đây là nhà cung cấp hàng đầu cho các anh em kinh doanh Amazon FBA. Bạn cũng nên đàm phán với nhà cung cấp để có mức giá tốt hơn giá niêm yết mà vẫn đảm bảo về chất lượng hàng hóa.
Bước 4: Chuyển sản phẩm của bạn tới kho FBA.
Sau khi hoàn tất quá trình thương lượng, đặt hàng từ nhà cung cấp, supplier sẽ sản xuất sản phẩm và chuyển thẳng đến kho FBA. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường thủy hoặc hàng không tùy theo thỏa thuận của 2 phía. Đặc biệt, nếu bạn lấy hàng từ Alibaba thì đa phần các supplier đều có sẵn mối quan hệ với các công ty vận chuyển quốc tế. Cộng với hiểu biết về dịch vụ FBA, họ có thể hỗ trợ bạn tối đa các thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Đây cũng là điểm cộng lớn khi chọn nhà cung ứng từ Trung Quốc.
Bước 5: Khách mua hàng và Amazon lấy hàng, đóng gói, vận chuyển các đơn hàng đó.
Khi có sale, Amazon sẽ lấy hàng trong kho, đóng gói và chuyển thẳng tới khách hàng.
Bước 6: Amazon cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau sale
Bộ phận support của Amazon luôn túc trực giải đáp tất cả thắc mắc của khách về đơn hàng: khiếu nại, hoàn tiền trong thời gian ngắn nhất, 24h / ngày, 7 ngày / tuần.
Có thể thấy việc quan trọng nhất khi làm FBA là tìm sản phẩm chất lượng tốt, nhà cung cấp uy tín, giá cả phải chăng. Nếu bạn có sản phẩm của riêng mình và muốn làm FBA, hãy chắc chắn rằng khách hàng có nhu cầu với sản phẩm đó. Bởi nếu ko, những chi phí ban đầu như mua hàng, vận chuyển hàng hóa,… sẽ rất dễ khiến bạn bỏ cuộc.
Tiêu chí chọn sản phẩm bán hàng trên Amazon FBA
Vậy để chọn 1 sản phẩm tốt bạn cần những gì và tiêu chí đánh giá sản phẩm ra sao? Ở đây người viết sẽ giới thiệu một số tiêu chí lựa chọn như sau.
Về trọng lượng
Bạn nên chọn sản phẩm có kích thước nhỏ gọn. Theo quy định của Amazon, kích thước hàng được tính theo gam (g), phí shipping sẽ tùy thuộc thể tích đơn hàng chứ ko phụ thuộc khối lượng. Bạn có thể tính trọng lượng thể tích hộp hàng tại đây trước khi quyết định có lựa chọn sản phẩm đó hay ko.
1 kg = 1000g = 35.2 ounce
Phí fulfill FBA chia làm 2 loại chính
- Standard-size products: các mặt hàng có kích thước chuẩn, nặng dưới 20 pound, kích thước ko quá 18″ x 14″ x 8″
- Oversized products: các sản phẩm nặng hơn 20 pounds và/ hoặc có kích thước quá 18″ x 14″ x8″
Qua ảnh phân loại trên, có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt về mức giá cho các kích thước và khối lượng, do vậy bạn nên cân nhắc kĩ về kích thước và cân nặng sản phẩm trước khi nhập hàng.
Bạn cũng có thể xem các chi phí bán hàng cho sản phẩm theo công cụ FBA Calculator. Các chi phí này sẽ tính khi bạn có sale.
Ví dụ, mình có sản phẩm ASIN B07N4JNZ9D.
Search ASIN này trong FBA Calculator. Điền giá bán Amazon là $13.96 rồi Calculate được kết quả như sau
Item price: giá bán $13.99
Selling on Amazon fees: phí giới thiệu = 17% giá bán = 17% x 13.96 = $2.37
Fulfillment by Amazon Fees: gồm 2 loại phí là Monthly storage = $0.03 và Fulfillment fee = $3.59
Seller Proceed: số tiền người bán được nhận sau khi đã trừ các khoản ở trên = $7.97
Về chất liệu
Ko nên chọn các sản phẩm linh kiện điện tử, hàng công nghệ như điện thoại, máy tính,… trừ khí đó là sản phẩm do chính bạn sản xuất. Các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng cũng gặp những quy định khắt khe hơn của Amazon, do vậy bạn cũng nên lưu ý khi nhập các mặt hàng này.
Do đó, bạn nên chọn các chất liệu khác như: gỗ, nhựa, giấy ép,..
Một số lĩnh vực bạn có thể cân nhắc nhập sản phẩm bao gồm: toys, backpack, pet supplier, garden, home kitchen…
Các sản phẩm kinh doanh FBA tiềm năng trên Amazon thường có các đặc điểm sau:
- Gía: $10-$35
- Range: 300-500
- Nhiều review 4 sao, 5 sao
- Title sản phẩm: gồm cả keyword chính và keyword phụ
- Hình ảnh minh họa rõ ràng, video chuyên nghiệp
Một vài tip tăng doanh thu cho store FBA của bạn
Tối ưu hóa mô tả sản phẩm
Với hàng triệu mặt hàng tham gia sân chơi FBA Amazon, làm thế nào để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn dễ dàng và nhanh chóng? Câu trả lời chính là tối ưu hóa mô tả sản phẩm. Phần mô tả sản phẩm sẽ gồm: tiêu đề, miêu tả chi tiết, ASIN, kích thước, màu sắc, keyword phổ biến. Nhờ đó bạn sẽ bao phủ được toàn bộ thông tin sản phẩm và ci tiết nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
Đầu tư sản phẩm chuyên nghiệp
Khi mua hàng online, khách hàng luôn quan tâm tới hình ảnh, chất lượng thực tế của sản phẩm so với quảng cáo. Do vậy, việc đầu tư hình ảnh rõ nét, video quay thật sản phẩm sẽ tạo niềm tin với khách và tăng tỷ lệ mua hàng cao hơn.
Luôn tuân thủ quy định từ Amazon
Khi bán hàng trên Amazon FBA, hãy cập nhật các thông báo và chính sách mới của Amazon thường xuyên để ko vi phạm lỗi từ nhà quản lý, tránh việc bị khóa tài khoản, bị phạt hoặc tạm ngừng hoạt động.
Ai nên làm Amazon FBA?
- Đã có kinh nghiệm làm MMO hoặc thương mại điện tử: với các bạn đã từng làm POD, Dropshipping, Shopify,… và có nền tảng kinh doanh online khá vững vàng thì bạn hoàn toàn phù hợp với mô hình này.
- Doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước: khi doanh nghiệp của bạn tự tin về tiềm năng phát triển của sản phẩm trên thị trường quốc tế (sau khi đánh giá về chất lượng, nhu cầu của thị trường,…).
Kết luận
Trên đây người viết đã giải thích sơ bộ khái niệm FBA Amazon, quy trình hoạt động, tiêu chí chọn sản phẩm, các hình thức kiếm tiền với FBA mô hình này phù hợp với ai. Bài viết tiếp theo mình sẽ giải thích chi tiết về quy trình làm FBA Amazon, mời các bạn đón đọc ở đây.
Comments