Mình may mắn hơn nhiều bác ở đây là trước khi đến với nghề MMO thì cũng có ít tiếng Anh làm vốn và trước khi dính líu với Merch by Amazon thì cũng đã buôn bán trên nhiều chợ khác nên cũng chủ động đọc kỹ FAQ, policy của các chợ để tìm ra đường đi nước bước trước khi mình tham gia vào. Vốn tiếng Anh đó cũng giúp mình có chút tự tin khi cãi lại một cách có lợi nhất nếu mẫu của mình nếu chẳng may có bị vi phạm policy nào đó hay có bị ông nào report trademark, copyright. Sau đây là một số kiến thức mình biết và sử dụng để check Trademark (TM) và cố gắng đảm bảo tài khoản sạch nhất, vi phạm ít nhất có thể.
Trước hết, bạn cần xác định tinh thần rằng bạn gần như không thể kháng TM. Nếu đã bị gửi mail report, chỉ rất rất ít trường hợp may mắn thì bạn có thể thoát đc. (Do xác định thiệt hại của vi phạm TM còn có yếu tố good faith/bad faith của người vi phạm nên nếu mình cố tình kháng nghị thì rất nhanh hy sinh)
Thế nên, tip đầu tiên là hãy check choác cẩn thận TM trước khi design và hãy xác định trước tinh thần là đã design áo dựa theo trend thì kiểu gì cũng sẽ phải đương đầu vấn đề TM này nhiều nhiều. Tất nhiên, có nhiều loại Trademark với độ mạnh yếu khác nhau và không phải cứ cái gì đã đăng ký TM là bạn sẽ không được sử dụng trong sp của bạn luôn. Để biết điều này, bạn nên biết qua về những mức độ mạnh yếu của TM.
Độ mạnh yếu của TradeMark
Cũng như áo, TM cũng có cái sống, có cái chết. Áo nhiều ngày không sale thì chết, còn TM sống hay chết là do sự thường xuyên sử dụng của chủ TM. Nếu TM đã lâu và chủ TM ko renew định kỳ hay không sử dụng thường xuyên trong các ấn bản public của họ thì họ sẽ mất TM. Khi đó, bạn có thể sử dụng chúng mà không bị truy cứu.
Theo USPTO, có những loại TM như:
– Fanciful & arbitrary marks: Đây là những TM dựa theo tên riêng hoặc những từ cực kỳ cụ thể, cực kỳ ít gặp và tên brand đó gần như không liên quan gì đến sản phẩm của họ. Đây là loại TM mạnh nhất và bạn dính vào là auto die. Nên tránh xa loại này càng xa càng tốt. Ví dụ? Dilly Dilly, Marvel, Star Wars, Deadpool, Trump, hoặc là tên “APPLE” nhưng lại bán điện thoại, “CANON” nhưng lại bán máy ảnh.v.v. đều là những Fanciful và Arbitrary marks cần né.
– Suggestive marks: Đây là những trademark mang tính gợi ý (nhưng không mô tả) các cái đặc tính hoặc có một chút liên kết đến mặt hàng hoặc dịch vụ của họ. Những Suggestive mark cũng là những Trade mark mạnh và đụng vào là chết. Ví dụ: Nước xả vải Comfort diễn tả sự thoải mái của quần áo sau khi dùng, nhưng không hề mô tả sản phẩm là nước xả vải. Clear Men mô tả sự sạch sẽ của người dùng sau khi dùng nhưng không hề mô tả gì về việc đây là dầu gội đầu. Sun light gợi ý bát đũa sau khi rửa sẽ tỏa sáng như ánh nắng nhưng không hề nó i gì về nước rửa bát. Đó là những Suggestive Marks.
– Descriptive marks: Là những Trademark có từ mô tả sản phẩm, dịch vụ. Những Mark này khá yếu và khó bảo vệ, vì bị liên tưởng đến những từ ngữ mô tả thông thường. Nếu bạn tìm thấy một brand nào đó có sử dụng mark này, bạn có thể cẩn thận sử dụng lại nó nhưng vẫn nên kiểm tra kỹ và tránh bị trùng lặp. Ví dụ như là IBM (INTERNATIONAL BUSINESS MACHINES) cho công ty máy tính, hoặc một số tên đệm như Mc Donald, Hilton, .v.v. Với việc mark là tên đệm, nếu những ai có trùng tên thì cũng có thể lập một mark tương tự nhưng phải cho lĩnh vực kinh doanh khác. Không được dùng Mc Donald cho nhà hàng, Hilton cho khách sạn nữa.
– Generic marks: Cuối cùng, yếu nhất trong các loại mark là generic mark, là mark mà mô tả, gọi tên một sự vật thông thường, là những từ vựng thường dùng nhất và chính là chủ thể liên quan đến cái mark đó. Công ty ABC sẽ không thể đăng ký được generic mark cho dù công ty đó có dùng thường xuyên mark đó như thế nào đi chăng nữa. Ví dụ, nếu có sản phẩm điện thoại tên là Mobile phone, máy in tên là Printer, tai nghe tên là head phones, .v.v., công ty đó sẽ không thể đăng ký trade mark này vì chúng là Generic mark và ai cũng có thể dùng những từ này thoải mái. Khi các bạn search TM, sẽ thấy một số bản đăng ký có tình trạng là DEAD, điều này có nghĩa là TM đã hết hạn hoặc bị từ chối do lý do nào đó, trong đó có lý do generic mark.
Bằng cách phân biệt đc các loại TM này, bạn có thể xác định trước có nên upload design có TM hay không. Nếu đã xác định upload design có TM thì hãy nên chuẩn bị trước tinh thần đưa ra lý do cho việc đó hoặc tinh thần bay acc. Thường mình chỉ dám động tới Generic marks hoặc Descriptive marks và tránh xa suggestive marks cũng như fanciful & arbitrary marks để đảm bảo acc ngon nhất có thể. Thà ít sale đi 1 tý, kiếm keyword và niche khó đi một tý còn hơn là bị mất acc, tay trắng làm lại.
Thay đổi từ, sửa hình ảnh, logo, dịch sang tiếng nước khác … có giúp bạn thoát được?
Không! Luật TM quy định những mặt hàng tương tự nhau thì không được đặt TM tương tự nhau vì sẽ dễ gây hiểu lầm. Tương tự được ngầm hiểu là âm thanh tương tự, hình ảnh, logo tương tự, từ có nghĩa tương đương, tiếng nước khác có nghĩa tương đường… hoặc bất kỳ cách nào có thể khiến người dùng liên tưởng sản phẩm A là sản phẩm B
Do đó, rất tiếc, cho dù bạn thay T-shirt thành TeeShirt, do có âm thanh tương tự, bạn vẫn dính TM. Cho dù bạn thay SuperMan thành SuperDad, SuperBro, SuperXYZ, bạn vẫn ra đi. Cho dù bạn thay Hi doggie thành Hello Doggie, bạn vẫn ra đi.
Dưới đây là mô tả hình ảnh để cho bạn dễ hiểu.
Cách check và các site check trademark
Về cách check TM, bạn phải xác định rằng không có công cụ nào giúp bạn check xem 1 TM là loại TM mạnh hay yếu vì cái này phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố chủ quan và khi nghiên cứu thì bạn phải nắm thật kỹ.
Các tool check TM giúp bạn những gì? Giúp bạn biết đây là TM được đăng ký theo hình thức nào, TM đứng dưới tên ai, TM cho những loại mặt hàng nào và TM đã hết hạn chưa.
Có 2 hình thức TM nên quan tâm là Word mark hay Logo mark
- WORD MARK: Khi search, bạn ra thông tin là (1)TYPED DRAWING hoặc (4) STANDARD CHARACTER MARK
Với dạng Word Mark, thì mark được bảo hộ là từ đó, bất kể dạng font, màu, size…, ví dụ nếu đã bảo hộ từ Apple cho hạng mục công ty máy tính, bạn sẽ không bao giờ dùng được những từ như Apple cho loại hình đó nữa, bất kể logo của bạn font chữ, cỡ chữ, màu sắc thế nào đi chăng nữa.
- LOGO MARK: Khi search bạn sẽ ra thông tin là (3)DESIGN PLUS WORDS, LETTERS, AND/OR NUMBERS hoặc (5)WORDS, LETTERS, AND/OR NUMBERS IN STYLIZED FORM: Cả từ và hình ảnh.
Với dạng logo mark này, họ chỉ bảo hộ quyền hình ảnh logo của họ, có thể có hoặc không có từ đi kèm. Khi search, thường hiện ra cả hình ảnh của mark này để bạn biết mà né. Nếu thấy design của mình giống với logo của họ, hãy sửa đi là được.
TM cho những loại mặt hàng nào:
Thông thường, TM sẽ phải đăng ký cho từng loại mặt hàng kinh doanh cụ thể nào đó mà công ty, thương hiệu đó sử dụng (ví dụ, nếu Marvel không bán áo, họ sẽ không được đăng ký TM cho mặt hàng T-shirt). Một TM có thể đăng ký cho nhiều loại mặt hàng khác nhau, cứ miễn là có liên quan.
TM đã hết hạn chưa:
Nếu Live và có cả mã số TM thì có nghĩa là TM đã đăng ký và được chấp nhận, bạn nên tránh ra và nếu muốn sử dụng thì không được sử dụng TM đó trong cùng mặt hàng họ đã đăng ký, còn nếu TM có tình trạng là Dead thì okay, họ đã đăng ký, nhưng vì một lý do nào đó TM hết hạn hoặc TM bị từ chối, mọi người sẽ có quyền dùng.
Các website để check TM:
Mình hay dùng 3 trang lớn là USPTO, Trademarkia và Justia.
Trang lớn có nghĩa là họ có rất nhiều thông tin về TM nhưng có thể có trang có cái này, có trang có cái kia và không phải trang nào cũng chứa đủ. Thỉnh thoảng check vẫn bị bỏ sót, trang này có TM này nhưng trang kia lại không có, nên khi search cần để ý kĩ càng. Ngoài ra, có rất nhiều cái search không ra rõ ràng nhưng dựa vào trực giác và kinh nghiệm bạn sẽ tự biết là có TM, cái này cũng khá ảo diệu nên khi nào có thời gian mình sẽ nói về nó sau.
Hướng dẫn check TM trên USPTO
Do check trên Trademarkia và Justia khá trực quan và dễ hiểu nên mình sẽ không hướng dẫn ae nữa. Thay vào đó, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng trang uy tín nhất là USPTO
Vào trang https://www.uspto.gov/trademark kéo xuống dưới phần Search Trademark Database, chọn Search TESS
Sau đó bạn sẽ được chuyển đến http://tmsearch.uspto.gov Ở đây bạn click vào Word and/or Design Mark Search (Structured) để bắt đầu search.
Chọn Search term là cụm từ bạn muốn search, chọn field tương ứng cho nó là Full Mark. Tiếp theo, chọn search term thứ 2 là shirts, field tương ứng là Goods Services. Sau đó chọn Operator – toán tử là AND để search những bản đăng ký TM có thỏa mãn 2 điều kiện đó rồi click vào Submit query.
Ví dụ với từ Superman, mình sẽ ra bản kết quả sau:
Khi search Deadpool, mình chỉ ra 1 kết quả nên sẽ ra luôn trang kết quả chi tiết của tìm kiếm đó:
Hoặc giả sử Funcle, cũng có bản đăng ký live hết, chắc là khó xơi.
Hoặc giả sử khi dùng SpyAMZ, bạn tìm được mẫu Retired có kết quả ranking khá cao, tầm 60k.
Chúng ta cũng có thể search thử từ Retired.
Áo này có đăng ký nhưng đang là Dead, vậy bạn hoàn toàn có thể dùng những mẫu design về I’m not Retired ….
Có thể bạn chưa biết
– Ko giống như Patent, Copyrights chỉ có hiệu lực trong thời gian nhất định, TM có thể có hiệu lực mãi mãi nếu ng ta có sử dụng nó thường xuyên
– TM còn phân theo theo region. TM ở nc khác thì vẫn dùng đc ở Mỹ và TM ở Mỹ thì vẫn dùng được ở nước khác. Tuy nhiên chúng ta đang bán trên Merch thì chỉ cần biết cái này cho vui thôi
– Ngoài việc bị terminate tài khoản vì vi phạm TM, các bạn có thể bị vi phạm các policy khác của Amazon (ví dụ như Copycat) nên vẫn có những trường hợp check TM kỹ càng nhưng vẫn chết.
– Những bạn vững tiếng anh có thể tham khảo qua 1 số tài liệu sau về TM
https://www.uspto.gov/sites/default/files/documents/BasicFacts.pdf
http://cyber.harvard.edu/metaschool/fisher/domain/tm.htm
Lời kết
Qua đó chúng ta có thể nắm được cơ bản phần nào về Trademark và hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tránh được những trường hợp mất tài khoản một cách đáng tiếc. Ngoài ra, để check trademark được, bạn còn cần phải biết thật nhiều keyword, và cách nhanh nhất chính là sử dụng tool Keyword Analytics của SpyAMZ. Những bạn nào chưa sử dụng tool tìm kiếm keyword, niche hay design hot bao giờ thì nên thử qua. Các bạn cũng có thể đọc bài hướng dẫn sử dụng SpyAMZ hiệu quả dưới đây để biết cách tìm kiếm keyword hot nhanh nhất, hiệu quả nhất. Sau khi có nhiều keyword, việc tiếp theo là check trade mark và sau đó là design và hốt bạc thôi.
Để tiếp tục nhận được những thông tin như này, bạn có thể inbox cho mình hoặc add friend với mình trên Facebook nhé.
Tác giả: Đức Tùng
Marketing manager của Envato Power Elite author ThimPress, đam mê công nghệ, thích MMO và đủ món nữa.
Comments